0989 897 897 xecapcuulaocai@gmail.com
154 Hàm NghiPhường Kim Tân – Lào Cai

Dutased

50,000.00

Mô tả

Thành phần:

Mỗi 50ml hỗn dịch chứa: Sulfamethoxazol 2000 mg; Trimethoprim 400 mg

Chỉ định:

Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm phế quản mãn, viêm xoang mũi, viêm tai giữa. Nhiễm trùng thận-tiết niệu: viêm bàng quang, viêm đài-bể thận, viêm tuyến tiền liệt cấp & mãn. Viêm nhiễm đường tiều hóa, kiết ly mãn, đặc biệt nhiễm khuẩn do Salmonella, Shigella, E. coli. Thuốc cũng được dùng rộng rãi ở trẻ em.

Liều lượng – Cách dùng

Pha theo tỷ lệ 1 gói (Sulfamethoxazol 200mg, trimethoprim 40mg) trong 5ml nước.
Lắc kỹ trước khi dùng nhằm thu được hỗn dịch đồng đều.
Trẻ dưới 12 tuổi, trừ khi được kê đơn riêng, liều khuyên dùng là 6mg trimethoprim và 30mg sulfamethoxazole cho 1kg cân nặng trong 24h, chia làm 2 liều bằng nhau. Liều chuẩn:
– Từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi: 2,5ml, cách mỗi 12 giờ.
– Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi: 5ml, cách mỗi 12 giờ.
– Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: 10ml, cách mỗi 12 giờ.
– Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 20ml, cách mỗi 12 giờ.
Cần tiếp tục điều trị cho tới khi hết triệu chứng 2 ngày, phần lớn điều trị phải ít nhất 5 ngày. Nếu sau 7 ngày điều trị mà không cải thiện về lâm sàng, cần xem lại bệnh nhân.
Viêm phế nang do Pneumocystis carinii: Nên dùng liều cao 20mg trimethoprim và 100mg sulfamethoxazole cho 1 kg cân nặng mỗi ngày, chia làm 2 hoặc nhiều liều, dùng trong 2 tuần.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với sulfamid hay trimethoprim. Trẻ em < 3 tháng tuổi. Phụ nữ có thai & cho con bú.

Tác dụng phụ:

Tiêu chảy hay nổi dát đỏ ở da (ngưng thuốc). Buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc dị ứng da mẩn đỏ nhẹ. Nếu dùng lâu, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi: thuốc có thể làm thay đổi các yếu tố trong máu: giảm thrombin, giảm bạch cầu hạt.

Chú ý đề phòng:

Bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận. Khi dùng lâu (>14 ngày), bệnh nhân cao tuổi cần kiểm tra công thức máu. Nên uống thêm 5-10 mg acid folic/ngày.

Thông tin thành phần Sulfamethoxazole

Dược lực:

Sulfamethoxazole là một sulfamid phối hợp vớitrimethoprim là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin. Hai chất này thường phối hợp với nhau theo tỉ lệ 1 trimethoprim và 5 sulfamethoxazol. Sự phối hợp này tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường làm tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.
Dược động học :

Sulfamethoxazole tan trong lipid mạnh và có thể tích phân bố nhỏ hơn trimethoprim. Khi phối hợp Trimethoprim với sulfamethoxazol theo tỉ lệ 1:5 thì sẽ đạt được nồng độ trong huyết tương với tỉ lệ 1 : 20, đây là tỉ lệ tối ưu cho tác dụng của thuốc.
Sulfamethoxazole hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng cao, đạt nồng độ trong huyết xấp xỉ đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể cả dịch não tuỷ. Sulfamethoxazole chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng nguyên vẹn và dạng đã chuyển hoá. Thời gian bán thải 9 – 11 giờ ở người bình thường và kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận.
Tác dụng :

Sulfamethoxazole có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưu khí gram âm và dương bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Legionella pneumophilia, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, E. coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Klebsiella, Haemophilus influenzae…
Các vi khuẩn kháng thuốc là: Enterococcus, Campylobacter và các vi khuẩn kỵ khí.
Cơ chế tác dụng của thuốc: Sulfamethoxazol có cấu trúc tương tự acid para aminobenzoic (PABA). Nó cạnh tranh với PABA nhờ có ái lực cao với dihydropteroat synthetase (ức chế giai đoạn I của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn).
Chỉ định :

Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm.
– Nhiễm khuẩn tiết, sinh dục.
– Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…
– Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
Liều lượng – cách dùng:

Người lớn: 480 – 960 mg /lần x 2 lần/24h.
Trẻ em: 48 mg/kg/24h chia 2 lần.
Chống chỉ định :

– Suy gan, suy thận nặng.
– Thiếu máu hồng cầu to.
– Người mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non.
– Mẫn cảm với thuốc.
Tác dụng phụ

Thường do gây ra.
– Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi…
– Thận: viêm thận kẽ, suy thận, sỏi thận.
– Da: ban da, mụn phỏng, mày đay, ngứa, hội chứng Stevén – Johnson và Lyell.
– Máu: thiếu máu hồng cầu to do thiếu acid folic, thiếu máu tan máu, giảm huyết cầu tố, nhất là người thiếu G6PD.
– Các tác dụng không mong muốn khác: vàng da ứ mật, tăng K+ huyết, ù tai, ảo giác. Tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tĩnh mạch, tổn thương mô.

Thông tin thành phần Trimethoprim

Dược lực:

Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate – reductase của vi khuẩn, thường phối hợp với Sulfamethoxazole.

Dược động học :

Trimethoprim được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong máu đạt được sau 1 – 4 giờ là 1 microgam/ml sau khi uống liều 100 mg. Gắn với protein huyết tương khoảng 45%. Trimethoprim phân bố trong nhiều mô và các dịch gồm thận, gan, phổi, dịch phế quản, nước bọt, thủy dịch ở mắt, tuyến tiền liệt và dịch âm đạo. Thuốc đi qua hàng rào nhau – thai và có trong sữa mẹ. Nửa đời của thuốc là 8 – 11 giờ ở người lớn và ít hơn ở trẻ em, kéo dài hơn trong suy thận và ở trẻ sơ sinh. Trimethoprim đào thải chủ yếu qua thận thông qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận, chủ yếu dưới dạng không đổi. Khoảng 40 – 60% liều được đào thải qua thận trong 24 giờ. Trimethoprim có thể bị loại khỏi máu qua lọc máu.
Tác dụng :

Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate – reductase của vi khuẩn. Trimethoprim chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E. coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus faecalis và chống lại nhiều vi khuẩn dạng coli.
Ở Việt Nam, việc dùng trimethoprim chưa phổ biến, vì vậy không có số thống kê về độ nhạy cảm và kháng thuốc của vi khuẩn. Pseudomonas aeruginosa và Gonococcus kháng trimethoprim.
Trimethoprim được sử dụng riêng hoặc phối hợp với sulfamethoxazol (xem Co trimoxazol hay trimethoprim – sulfamethoxazol). Trong một vài trường hợp, dùng riêng tốt hơn phối hợp, thí dụ như đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, trimethoprim khuyếch tán tốt vào trong màng nhày phế quản bị viêm, nhưng vẫn có tác dụng tốt, trong khi sulfamethoxazol chỉ ở trong máu, không tới được nơi nhiễm khuẩn. Ðiều đó dẫn đến kết luận là, điều trị viêm phế quản mạn đợt cấp, chỉ cần dùng riêng trimethoprim. Một mặt vẫn có tác dụng, mặt khác làm giảm đáng kể tác dụng có hại của sulfamethoxazol.
Chỉ định :

Ðợt cấp của viêm phế quản mạn.
Dự phòng lâu dài nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát.
Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới cấp tính nhạy cảm với trimethoprim.
Viêm phổi do Pneumocystis carinii.
Liều lượng – cách dùng:

Viêm phế quản mạn đợt cấp và nhiễm khuẩn tiết niệu: Uống 100 mg/lần, 2 lần/ngày, trong 10 ngày hoặc 200 mg/lần/ngày, trong 10 ngày.
Dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu: 100 mg/ngày.
Viêm phổi do Pneumocystis carinii: 20 mg/kg/ngày. Phối hợp với dapson 100 mg/lần/ngày trong 21 ngày.
Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính: 400 mg sáng và tối.
Trẻ em:
Liều thường dùng là 6 – 8 mg/kg ngày chia làm 2 lần. Trẻ em 6 – 12 tuổi: 100 mg/lần, 2 lần/ngày;
6 tháng – 5 tuổi: 50 mg/lần, 2 lần/ngày;
6 tuần – 5 tháng tuổi: 25 mg/lần, 2 lần/ngày.
Ðiều trị dự phòng lâu dài: 6 – 12 tuổi: 50 mg/tối; 6 tháng đến 5 tuổi: 25 mg/tối; người lớn: 100 mg/tối.
Người lớn suy thận liều dùng như sau:
Ðộ thanh thải creatinin trên 30 ml/phút, xem liều thường dùng cho người lớn; độ thanh thải creatinin bằng 15 – 30 ml/phút, 50% liều thường dùng; độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 15 ml/phút, không nên dùng.
Thuốc tiêm: Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt dưới dạng lactat tuy liều được tính theo base.
Người lớn: 150 – 250 mg/lần, 2 lần/ngày (cách nhau 12 giờ).
Trẻ em: Liều bằng liều thuốc uống (8 mg/kg/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần).
Chống chỉ định :

Suy gan nặng, suy thận nặng, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic. Quá mẫn với trimethoprim.
Tác dụng phụ

Phản ứng có hại xảy ra chủ yếu trên da, đường tiêu hóa và thường gặp khi dùng liều cao, kéo dài.
Thường gặp:
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Da: Ngứa, phát ban, viêm lưỡi.
Ít gặp:
Toàn thân: Ðau đầu, mờ mắt, chóng mặt.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu.
Tiêu hóa: Chán ăn, ỉa chảy.
Hiếm gặp:
Gan: Tăng transaminase, vàng da, ứ mật, suy gan hoại tử.
Toàn thân: Phản ứng phản vệ và bệnh huyết thanh.
Tiết niệu – sinh dục: Tăng creatinin và urê huyết thanh.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả, viêm miệng.
Máu: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu.
Thần kinh trung ương: Viêm màng não vô khuẩn, trầm cảm.
Da: Hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell, nhạy cảm ánh sáng.
Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn:
Ngừng dùng thuốc nếu có biểu hiện ngoại ban, vì có thể dẫn đến hội chứng Stevens – Johnson.
Dùng calci folinat 5 – 7 ngày nếu có dấu hiệu thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Mua  ở đâu chính hãng?

Để đặt mua quý khách có thể đặt mua online trên website: nhathuoclaocai.com  hoặc đến trực tiếp cửa hàng .

       Nhà Thuốc Thủy Vân :

  • Cơ sở 1 :Số 154 Hàm Nghi , Phường Kim Tân ,TP Lào Cai
  • Cơ sở 2 : Số 07 cạnh Sản Nhi tỉnh , đường Võ Nguyên Giáp ,Phường Bình Minh ,TP Lào Cai

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, hiệu quả sử dụng sản phẩm tùy thuộc cơ địa của từng người .

Vận Chuyển Toàn Quốc và Giao Hàng Thu Tiền Tận Nơi

Hotline : 0989.897.897 & 0964.028.289

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dutased”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0989897897
0