Mô tả
Thành phần:
Cao đặc hỗn hợp dược liệu (tương ứng với 1500 mg dược liệu bao gồm: Kim ngân hoa 600 mg, Thổ phục linh 600 mg, Mã đề 300 mg) 240 mg
Thông tin thành phần Thổ phục linh
Mô tả:
Thổ phục linh là cây khúc khắc là một loại cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm, cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng, phơi khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có nơi lại để nguyên củ phơi khô.
Tác dụng :
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, hơi chát, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh can, vị.
Vị thuốc Thổ phục linh
Thành phần hóa học: Saponins, tannin, resin.
Tác dụng của Thổ phục linh: Khư phong giải độc, tiêu thũng, tán kết, lợi gân cốt, kiện tỳ vị.
Chỉ định :
Chữa tiêu hoá không bình thường, đau bụng tiêu chảy, viêm thận, viêm bàng quang, phong thấp, viêm khớp, đòn ngã tổn thương, tràng nhạc, mụn nhọt độc, lở ngứa, viêm mủ da, giang mai, giải độc thuỷ ngân và bạc.
Liều lượng – cách dùng:
Liều dùng: 15-30g, dạng thuốc sắc, cao nước hay hoàn tán.
Bài thuốc
– Chữa phong thấp, gân, xương đau nhức, tê buốt: Thổ phục linh 20g, cốt toái bổ (còn gọi là tắc kè đá, cây tổ rồng…) 10g, thiên niên kiện 8g, đương quy 8g, bạch chỉ 6g; sắc kỹ với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày (Theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam).
– Chữa giang mai: Thổ phục linh 40g, hà thủ ô 16g, vỏ núc nác 16g, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) 10g, gai bồ kết (thiêu tồn tính) 8g; sắc nước uống (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam).
– Chữa bệnh vẩy nến: Dùng thổ phục linh kết hợp với ké đầu ngựa, hà thủ ô, huyền sâm sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chống chỉ định :
Thổ phục linh kỵ trà (chè).
Thông tin thành phần Mã đề
Mô tả:
Mã đề là cây cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở nước ta. Trồng bằng hạt, tốt nhất là mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải đất tốt cây rất to.
Thu hái, sơ chế: Vào tháng 7-8, quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Muốn lấy hạt thì đập rũ lấy hạt, rây qua rồi phơi khô. Không phải chế biến gì đặc biệt. Khi dùng lá, có thể hái gần như quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi khô.
Cây Mã đề cho các dược liệu sau:
+ Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
+ Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
+ Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Tác dụng :
+ Lá: Thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm.
+ Hạt: Lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Chỉ định :
+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Liều lượng – cách dùng:
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
Bài thuốc:
1. Bài thuốc lợi tiểu: hạt Mã đề 10 g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
3. Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20 g, Kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ Tranh 20 g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
4. Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
5. Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20 g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.
Chống chỉ định :
Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.
Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Mua Tiêu độc PV ở đâu chính hãng?
Để đặt mua quý khách có thể đặt mua online trên website: nhathuoclaocai.com hoặc đến trực tiếp cửa hàng .
Nhà Thuốc Thủy Vân :
- Cơ sở 1 : Số 154 Hàm Nghi , Phường Kim Tân ,TP Lào Cai
- Cơ sở 2 : Số 07 cạnh Sản Nhi tỉnh , đường Võ Nguyên Giáp ,Phường Bình Minh ,TP Lào Cai
Lưu ý : Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến Bác sĩ.
Vận Chuyển Toàn Quốc và Giao Hàng Thu Tiền Tận Nơi
Hotline : 0989.897.897 & 0964.028.289
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.